Sự khác biệt giữa việc thay màn hình và thay mặt kính điện thoại khi bị rơi vỡ
Màn hình điện thoại ngày nay càng có kích thước khác lớn và mỏng lại, nó chiếm gần như hết tỉ lệ smartphone và đó là xu hướng của các nhà sản xuất. Nhưng màn hình điện thoại cũng là bộ phận dễ bị tác động trong quá trình sử dụng nhất. Việc vô tình làm rơi vỡ chiếc điện thoại của mình thì không ít người đã gặp phải. Để khôi phục lại màn hình thường người dùng sẽ nghĩ đến việc thay màn hình hoặc ép kính màn hình?
Trước khi đưa ra quyết định của mình thì hãy tìm hiểu việc thay màn hình và thay mặt kính điện thoại khác nhau như thế nào?
Thay mặt kính còn được gọi là ép kính?
Thay mặt kính điện thoại chỉ áp dụng cho trường hợp máy chỉ bị nứt mặt kính, có thể hư hoặc không hư cảm ứng. Trong trường hợp này, nếu màn hình hiển thị bên trong LCD không bị ảnh hưởng thì khi đó mới chỉ cần thay mặt kính.
Lưu ý: Trường hợp này chỉ áp dụng cho các loại màn hình LCD thông thường, không phải Amoled như của Samsung sản xuất và một số hãng khác có một vài model sử dụng màn hình Amoled của Samsung và không áp dụng cho các dòng sản phẩm của Apple như iPhone, iPad.
Khi nào thì thay màn hình điện thoại ?
Màn hình điện thoại, hay đúng hơn là cụm màn hình, thường được cấu tạo từ ba thành phần: lớp kính bảo vệ, lớp cảm ứng và tấm nền màn hình LCD hoặc IPS.
Thay màn hình điện thoại là khi màn hình của máy bị sọc, nhòe màu, không có khả năng hiển thị (hư LCD) mặc dù mặt kính và cảm ứng không bị gì nhưng với hạn chế của công nghệ ép kính hiện nay, chưa tách được cảm ứng và LCD nên bắt buộc phải thay nguyên bộ màn hình.
Sự khác biệt giữa việc thay màn hình và thay mặt kính điện thoại.
- Sự khác biệt đầu tiên người dùng quan tâm nhất là giá cả. Với lợi thế về chi phí thì ép kính có sự khác biệt khá lớn vì có thể tiết kiệm đến 90% giá thành so với việc thay nguyên bộ màn hình. Nhưng yêu cầu điện thoại của bạn vẫn nhận được cảm ứng bình thường.
- Cách thức thực hiện của 2 hình thức này cũng phức tạp không kém. Ép kính các kỹ thuật viên phải tháo bỏ phần kính bị nứt, vỡ... và ép lớp kính mới thay thế lên. Còn thay mặt kính thì yêu cầu phải bỏ toàn bộ cụm màn hình và thay mới.
Đối với phần lớn điện thoại, để tháo được màn hình ra là một quá trình rất phức tạp. Với các điện thoại không có thiết kế nguyên khối, kỹ thuật viên có thể tháo máy và lấy được cụm màn hình khá dễ dàng. Tuy nhiên với các điện thoại có thiết kế nguyên khối hoặc siêu mỏng, việc tiếp cận màn hình là khó hơn rất nhiều. Đa số các màn hình đều được cố định vào khung máy bằng keo dán nên khi muốn tháo ra thì các kỹ thuật viên phải dùng đến sức nóng của máy sấy nhiệt độ cao. Khi tiến hành quá trình này, nếu kỹ thuật viên không cẩn thận thì sẽ vô tình làm chảy các linh kiện khác bên trong thân máy gây nên hư hỏng nghiêm trọng.
Chính vì thế mà người dùng nên thay mang hình cho “dế cưng” của mình tại các trung tâm thiết bị điện tử lớn, có uy tín. Thay ở những nơi như thế sẽ đảm bảo cho bạn nguồn linh kiện chất lượng cao, không phải đồ nhái Trung Quốc với chất lượng không bằng đồ chính hãng.
- Hiệu quả của 2 phương pháp này về lý thuyết việc thay lớp kính bên ngoài bị vỡ sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng màn hình cảm ứng. Trong khi đó, thực tế thì chất lượng của dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hư hại của màn hình, tay nghề kỹ thuật viên cũng như sự hỗ trợ của máy móc.